Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Sốt và đau khớp ở trẻ em

Hình ảnh
Khi khám cho trẻ bị sốt và đau khớp, bác sĩ sẽ tìm kiếm khớp có vấn đề. Ngoài ra điều quan trọng là phải xác định xem liệu chỉ có một khớp hay nhiều khớp cùng chịu ảnh hưởng. Các thông tin này sẽ góp phần hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả hơn. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt và đau khớp ở trẻ em là do viêm khớp nhiễm khuẩn - một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở dịch khớp. Các bệnh khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm viêm khớp Lyme – một biến chứng của bệnh Lyme ở trẻ em, sốt thấp khớp – phát triển sau một nhiễm trùng, thường là ở họng, gây ra bởi vi khuẩn streptoccocus và viêm tủy xương – một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở các xương xung quanh khớp. Các xét nghiệm Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sốt và đau khớp, trẻ có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như chụp X quang hay xét nghiệm máu. Cụ thể chụp X quang giúp xác định xem trẻ có bị gãy xương hay gặp phải các chấn thương khác hay không. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) là xét nghi

Phòng chống cong vẹo cột sống cho trẻ

Hình ảnh
Để đảm bảo tư thế ngồi học đúng, nhà trường, gia đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể học sinh. Đặc biệt, ngay từ khi mới đi học (mẫu giáo, tiểu học), thầy cô giáo, gia đình cần nhắc nhở để tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho các em. Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh. Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6 cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, các em vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc

Gù lưng do đâu mà ra?

Hình ảnh
Cháu là nam giới, năm nay 16 tuổi. Cháu thấy khi đứng, lưng cháu không được thẳng. Nó hơi gù đặc biệt là phần cổ. Mặc dù cháu đi ngủ nằm ngửa nhưng vẫn không hết! Bác sĩ làm ơn chỉ cho cháu các chữa trị đi ạ. Cháu cảm ơn nhiều! Bác sĩ trả lời: Gù lưng là tình trạng cột sống vùng lưng (nằm dưới các đốt sống cổ) cong quá nhiều ra sau. Bệnh không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ như đau lưng, mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Nguyên nhân gây gù lưng: Do lối sống Do ngồi học, ngồi chơi không đúng tư thế Bàn, ghế ngồi học không hợp với tuổi (ngồi bàn quá thấp hoặc quá cao) Khi ngồi viết trên bàn học tư thế lệch, nghiêng hẳn một bên mạng sườn trên thành bàn Do lao động nặng: gồng gánh quá sớm, xách nước tay thuận... Ở nhiều bạn trẻ do cao hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa dẫn đến mặc cảm, cúi khom cho thấp, lâu ngày sinh ra gù Do bệnh tật Một số bệnh có thể gây gù lưng như còi xương, lao cột sống, tật đốt sống, u gây xẹp vùng thân trước đố

Hội chứng Volkmann

Hình ảnh
Volkmann là một hội chứng co rút các cơ gấp cẳng tay, biểu hiện trên lâm sàng là khi cổ tay để ở tư thế duỗi hoặc tư thế cơ năng thì các ngón của bàn tay co gấp lại như bàn tay khỉ, nếu để cổ tay gấp lại thì các ngón tay mới duỗi thẳng ra được. Nguyên nhân của hội chứng Volkmann là do hội chứng chèn ép khoang bán cấp ở khu trước cẳng tay gây ra. Sự thiếu máu bán cấp không đủ gây hoại tử tay, nhưng gây ra sự thiếu máu trường diễn, sự thiếu máu ấy đủ để làm xơ hóa các cơ gấp, làm cho các cơ này không còn độ chun giãn, đàn hồi nữa. Một nguyên nhân chủ quan có thể xảy ra: khi bó bột, thầy thuốc không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bắt buộc được quy định từ lâu đời, đó là việc phải rạch dọc bột trong bó bột cấp cứu, gây ra hậu quả chèn ép bột. Điều trị hội chứng Volkmann cực kỳ gian nan, kể cả bằng phương pháp phẫu thuật (mổ để giải phóng chỗ bám của các cơ gấp, đánh trượt chỗ bám của cơ xuống thấp nhằm làm chùng các cơ). Điều trị nắn chỉnh kiểu giai đoạn cũng có mang lại kết qu

Gãy xương nên ăn gì?

Hình ảnh
KHI GẶP PHẢI CHẤN THƯƠNG GÃY XƯƠNG CHỈ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG THÔI CHƯA ĐỦ NẾU MUỐN BỆNH PHỤC HỒI NHANH CHÓNG. THÌ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GÃY XƯƠNG ĐÓNG VAI TRÒ HẾT SỨC QUAN TRỌNG. VẬY KHI BỊ GÃY XƯƠNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ. NHỮNG THỰC PHẨM NÀO GIÚP PHỤC HỒI MAU LÀNH VẾT THƯỜNG TỐT.   Người bị gãy xương nên ăn gì?  Đối với người bị gãy xương nên chú ý tới một số món ăn có chứ nhiều canxi và các vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới giúp xương được phục hồi một cách nhanh chóng an toàn. Người bệnh nên chú ý bổ xung các loại phẩm tốt cho sức khỏe như: – Các loại thực phẩm giàu kẽm và canxi: Nhóm thực phẩm này chủ yếu là có trong các loại hải sản, đồ biển, hạt bí ngô và hạt hướng dương, nấm, ngũ cốc, sữa…. Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn đồng thời giúp tăng sự hấp thu của canxi vào cơ thể nên đừng quen bổ xung nhóm thực phẩm này cho cơ thể nhé! Ngoài các thực phẩm trên đây, bệnh nhân nên bổ sung thêm cho cơ t

Đau dây thần kinh ngoại biên nguyên nhân là gì?

Hình ảnh
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tủy sống. Ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến hơn. Nguyên nhân Từng bị chấn thương hay chèn ép dây thần kinh Ví dụ như: tai nạn xe cộ, bị té ngã, bị thương khi chơi thể thao,… lúc này dây thần kinh có nguy cơ đã bị đứt gãy hay hư hỏng. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Ít nhất 50% số bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến thần kinh. Phơi nhiễm các chất độc Khi cơ thể bị các chất độc xâm nhập thì bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên dễ dàng xuất hiện. Chẳng hạn như khi dùng hóa trị để điều trị ung thư, do môi trường sống nhiễm độc hay do độc tố thâm nhập vào cơ thể qua ăn uống. Thiếu hụt vitamin Khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin B, B1, B6, B12, E và niacin thì dễ mắc bệnh liên quan đến thần kinh, trong đó có viêm dây thần kinh ngoại biên. Lạm dụng rượu bia và chất kích thích K

Biểu hiện của đau nhức toàn thân

Hình ảnh
Bệnh gây đau nhức toàn thân, gần như chẳng chỗ nào không: Đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da, trong bắp thịt, gân, xương. Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Có người chỗ nào cũng đau khi bị sờ đến. Cái đau nó lại như có chân, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc và lúc có kinh. Người bệnh thường thấy cứng người vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu hiệu sưng phù ở vùng đau nhức. Mệt mỏi: Đa số người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có người gần như chẳng khi nào thấy khỏe, lúc nào cũng uể oải, không có sức làm việc. Có người mệt ít thôi, do vui vẻ chấp nhận cái mệt, vì cái mệt đã làm bạn với họ từ l